Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Ỷ La Sinh - Bạch Y Cô Tửu Profile

Update theo thời thế...

Ỷ La Sinh - Bạch Y Cô Tửu Profile

Nhân vật tư liệu:

Là "Thú hoa" trong kỳ hoa bát bộ, đồng thời cũng là cũng là một trong võ đạo nội phát thất tu, thiên về dụng đao, danh hào giang sơn khoái thủ. Mạo đẹp như ngọc, tiếng nói ôn nhuận như gió nhẹ lướt qua tai, toàn thân trắng như tuyết, tai dài nhọn như sừng san hô. Có hình xăm kỳ hoa thuật, dùng kim châm ngọc lưu ly dài đâm xuyên tuyến tâm huyết, sẽ kích hoa mẫu đơn xinh đẹp trong người, mẫu đơn sẽ cùng tâm huyết tương hỗ lẫn nhau, khi người đau buồn sẽ khiến hoa nở lại tàn, huyền diệu phi thường. Định cư trên con thuyền hoa trên sông. Nhiều năm trước, khi đao pháp thành thục, liền đi khỏi Khiếu Hoán Uyên Tẩu, khiêu chiến thiên hạ, sau vì một mối thù cũ trong võ lâm mà phong đao, kể từ đó thay đổi lấy cung tên mà dụng.


Tên: Ỷ La Sinh (hay Khỉ La Sinh)

Danh hiệu: Bạch Y Cô Tửu, Đao Thần (danh xưng kiếp trước Cửu Thiên Thắng), 763 (gọi tắt), tiểu hồ ly (đạo hữu gọi yêu), Bạch Tiểu Cửu [cái gì vừa Bạch vừa Cửu đây @__@]

Giới tính: Nam

Thân phận: "Đao đạo" trong Võ đạo thất tu, "Thú hoa" trong kỳ hoa bát bộ, Đao Thần - Cửu Thiên Thắng, sứ giả đoạt thời gian của thành thời gian.

Tuổi thiếu thời: Ỷ La Sinh - Bạch Tiểu Cửu

Hóa thân: Giang sơn khoái thủ.

Thơ hào:

Bách đại phồn hoa nhất triêu đô, thùy phi quá khách.
Thiên thu minh nguyệt xuy giác hàn, hoa thị chủ nhân

Trăm đại phồn hoa một triều đô, ai không phải lữ khách
Nghìn năm trăng sáng thổi tù và lạnh giá, hoa là chủ nhân

Danh ngôn đại biểu: 

Giang sơn đồ nhất khoái, nhân, bất kiến huyết, đao, bất thu phong!
Giang sơn đồ nhất khoái, người, không thấy máu, đao, không thu lưỡi!

Tập xuất hiện: Phích lịch chiến nguyên sử chi động ky phong vân tập 28

Chết: Phích lịch kinh hồng chi đao kiếm xuân thu chương12 (chết do Ngân Giang Nguyệt)

Lại xuất hiện: Phích lịch kinh hồng chi đao kiếm xuân thu chương 18 (nhờ Sách Mộng Hầu và thể chất đặc biệt cứu)

Căn cứ địa: Ngọc Dương Giang

Tổ chức môn phái: võ đạo thất tu, kỳ hoa bát bộ, thành thời gian

Chí hữu: Ý Kỳ Hành, Nhất Lưu Y, Tối Quang Âm (Bắc Cẩu).

Bằng hữu: Yêu Hội Thiên Hoa, Cửu Đại Sư, Tinh Lang Cung, Sách Mộng Hầu, Nhất Hiệt Thư, Thiên Kỳ Tước (Tố Hoàn Chân).

Thượng cấp: Thành thời gian chủ

Sở trường: Thi Hoa Diễm Thân Thuật (Thuật cấy hoa tươi đẹp vào người: ý là vậy cũng chả biết diễn giải sao ==")

Nhược điểm: Sợ độ cao (sau nhờ Ý Kỳ Hành mà khắc phục) [Ổng cũng chu đáo quá hen...]

Võ học: Nhất Đao Quyết Hiểu, Giang sơn nghịch trảm - đoạn, giang sơn tróc ảnh - phá, giang sơn thứ ảnh - đoạn, đao ẩm giang sơn, thiên nguyệt trảm, Vụ Nguyệt Song Đao Trảm, Thiên Công Song Đao Ảnh, Xá Tâm Đao, Đao Dực Trảm.

Binh khí: giang sơn diễm đao, hắc nguyệt chi lệ

Sở hữu vật: tuyết phác phiến (Cây quạt trắng), lưu ly trường châm.

Giao thông (thú cưỡi): Giang sơn thuyền hoa (Thuyền hoa nguyệt)

Khác: Tàn Dực Chi Ưng, Ác cốt (truyền thụ cho hoa diễm thân thuật), Vân Thương Hải, Củ Nghiệp Phong Đàm, Ngân Giang Nguyệt, Thịnh Hoa Niên, Quỷ Hoang Địa Ngục Biến, Siêu Dật Chủ, Thích Thái Tổ (sáng lập thất tu), Cửu Thiên Thắng (thân phận kiếp trước), Bạo Vũ Tâm Nô, Ẩm Tuế

Tạo hình thiết kế:

GIANG SƠN KHOÁI THỦ:

Giang Sơn Khoái Thủ là hóa thân của Ỷ La Sinh, cũng lấy màu trắng làm chủ đạo, nổi bật sắc đỏ phối với chiếc khăn quàng để làm bật lên sát khí, càng nổi bật hơn nữa với hoa mẫu đơn màu đỏ tươi được vẽ trên mặt, không phải chỉ một đám nhỏ mà bao trùm toàn bộ khuôn mặt, chính những bông hoa ấy đã toát ra khí phách cùng chí khí, hoa là thứ hoa thơm cỏ lạ, đao chính là giang sơn khoái thủ.

Ỷ LA SINH

Đối lập với sự hoa lệ của diễm thân thuật, thiết kế tạo hình Ỷ La Sinh cố tình sử dụng toàn bộ màu trắng [anh trắng trắng bông bông :3], màu trắng mang ý không vương nhiễm bụi trần [Thế mà bọn kia cứ bảo anh bẩn mới đẹp...], thay cho ý Ỷ La Sinh rời xa hồng trần quy ẩn [có quy ẩn được đâu, mê trai quá mà...], Ỷ La Sinh khác hẳn với người bình thường ở thiết kế đôi tai, biên kịch gọi là sừng san hô, là nơi trắng thuần khiết nhất trên người Ỷ La Sinh.

CỬU THIÊN THẮNG

Là tuyệt đại đao giả (kẻ sử dụng đao bậc thầy) được xưng là "Đao Thần", là thân phận kiếp trước của Ỷ La Sinh, chí hữu của Tối Quang Âm. Vì âm mưu của Bạo Vũ Tâm Nô mà tạo thành bi kịch cùng Tối Quang Âm. Vì cứu Tối Quang Âm mà xông vào "Thập Bát Địa Ngục Trận" trúng độc cuối cùng bị Bạo Vũ Tâm Nô bứt mất đôi tai. Sinh mệnh như chỉ mành treo chuông khiến Tối Quang Âm vì mong muốn giúp y cầu được một cơ hội sống mà đánh vỡ cây thời gian của Cửu Thiên Thắng, giúp cho y có thời gian sống lại trong vòng 12 canh giờ, là khoảng thời gian không tồn tại, khiến y trở thành kẻ tử thần tìm không thấy, nhờ vậy mà tái sinh trở thành Ỷ La Sinh.

Nội dung vở kịch:

Trong võ lâm tứ kinh hồng, kỳ hoa bát bộ xuất hiện sớm nhất thời xa xưa phích lịch, mà theo bát bộ thiết đặt thì quan trọng nhất là Thi Hoa Thuật, đó là sở trường đặc biệt. Lúc ấy đổng sự trưởng hy vọng có thể xuất hiện một người không dùng võ thuật tu hành, vũ lực đấu tranh là mục tiêu chủ yếu của tổ chức, lấy kỹ nghệ hoa làm đầu, kỹ thuật Thi Hoa này phải lập tức tương quan với thế cục võ lâm, mà trong đó đặc biệt nhất chính là thú hoa - Ỷ La Sinh.

Người toàn thân trắng như tuyết, tai nhọn dài như sừng san hô, mạo đẹp như ngọc. Kỳ hoa thuật dùng ngọc lưu li dài châm xuyên tuyến tâm huyết, kích hoa mẫu đơn trong thân, ngoài ra hoa mẫu đơn sẽ vì thân người hỉ nộ ái ố mà theo đó hoa nở hoa tàn. Thân đẹp như được thêu dệt (thứ tú), theo tiếng đài thì từ tú và thú đồng âm, vì vậy mà thường gọi là thú hoa.

Nhưng về sau tứ kinh hồng, đi theo cục diện tranh đấu lẫn nhau, vì chuyện cũ mà xung đột bất đồng. Lại thêm nhiều võ đạo thất tu cùng với thân phận đao đạo và Ỷ La Sinh, vì nguyên nhân y là kỳ hoa bát bộ và võ đạo thất tu xảy ra xung đột mà càng có nhiều chuyện nan giải. Đều đã an bài cho y vứt bỏ đao cũng vì câu chuyện rối rắm do hoa mà ra.

Quá khứ nhân vật:

Y đã từng khiêu chiến thiên hạ, để chứng minh đao đạo, mặc dù nguyên tắc là khi thắng bại rõ ràng, lập tức dừng tay, nhưng bởi vì không ít đối thủ không chịu nhận thua, đã thua, còn muốn kiên trì lấy tánh mạng mà liều, khiến Ỷ La Sinh không thể nhân nhượng, xuống tay hạ sát. Và cũng có nhiều kẻ bại trận ôm hận trong lòng, dù nhất thời, nhẫn nhịn chịu thua rời khỏi chiến trường, sau lại làm ô danh Giang sơn khoái thủ bằng cách gọi là Giang sơn đao phủ, nói y là kẻ giết người lạnh lùng. Sau đó Thập Phương Cô Lẫm (là Thịnh Hoa Niên thằng cha tóc bạc chỉ huy em Ngân Giang Nguyệt) liên kết với Tây Cương Độc Thủ, liên tục bày kế, khiến cho Giang Sơn Khoái Thủ giết nhầm tam thiên lâu tám trăm võ sĩ. Y nhận ra kế, liền quay lại giết Thập Phương Đồng Tước, một ngày nọ, máu nhuộm khắp nơi, Thập Phương Cô Lẫm phải trả giá thật đắt. Nhưng Ỷ La Sinh thân cũng trúng kịch độc, may mắn gặp Thú Hoa lão giả giải độc, lúc này lão Thú Hoa tính mệnh cũng hết sức nguy kịch, trước khi lâm chung đem Diễm Thân Thuật truyền thụ cho Ỷ La Sinh.

Ỷ La Sinh tự giác thấy thẹn với đao đạo, từ đó về sau vứt đao dùng tiễn, bắn bị thương Địa Ngục Biến, tuy kế thừa thú hoa lại không thể rêu rao, ẩn dật giang hồ, ngay cả Ý Kỳ Hành cũng không biết Ỷ La Sinh là một trong Kỳ Hoa Bát Bộ, Ỷ La Sinh cũng chưa từng tiếp cận những người trong bát bộ để tiết lộ ra quá khứ võ đạo thất tu của y.

Danh hào:

"Bạch Y Cô Tửu" là từ thành ngữ "Bạch Y tống tửu" (Áo trắng tặng rượu) mà ra, Đào Uyên Minh (tức Đào Tiềm) thời Tấn không vì năm đấu gạo mà chịu còng lưng, từ quan quy ẩn, Đào Uyên Minh thích uống rượu nhưng thường không thể thỏa ý vì nhà nghèo. Một ngày nọ, Đào Uyên Minh chỉ vì không có tiền uống rượu mà ở trước cửa nhà phiền não, lúc ấy, thứ sử vì muốn kết giao danh sĩ Giang Châu liền phái người vừa tặng rượu đến, Đào Uyên Minh mừng rỡ, mặc sức chè chén tại chỗ. Người tặng rượu mặc đồ màu trắng (bạch y), đưa tới thứ Đào Uyên Minh đang mong ước, toại thành tâm nguyện. Biên kịch dụng ý muốn thổi vào luồng gió từ các ẩn sĩ, hào tình đối tửu, hướng đến lòng kết giao danh sĩ.

Ỷ La (Khỉ La) mang ý chỉ ngũ sắc rực rỡ, chính là thứ phục sức cao quý, vải vóc hoặc thứ phục sức hoa lệ trên người, cổ nhân có câu: "Xa thừa điền nhai cù, khỉ la doanh phủ tự" (Xe đi đầy đường phố, lụa là tràn khắp phủ). Cái tên Ỷ La chính là đến từ cái hoa lệ đặc sắc của Diễm Thân Hoa Thuật.

LƯU LY TRƯỜNG CHÂM:

Là công cụ Ỷ La Sinh dùng để thi triển Diễm Thân Thuật, bình thường được cất ở trong lỗ tai [nhét ở đâu trời, thôi rồi iu anh mà ko để ý gì cả...]. Không giống như gậy kim cô của Tôn Ngộ Không được biến nhỏ rồi mới nhét vào trong tai, Ỷ La Sinh cứ để cái trường châm như vậy trực tiếp nhét sâu vào trong tai [==" trời sao anh ko điếc hay vậy, hèn chi mà tai to vậy...]

TUYẾT PHÁC PHIẾN (cây quạt trắng):

Cây quạt tượng trưng cho hình tượng tao nhã, thanh tú của Ỷ La Sinh sau khi quy ẩn trên sông, cầm trên tay cái chuôi quạt này, mấy ai có thể nhìn ra vị nhã sĩ này suốt ngày lang thang trên sông uống rượu, quá khứ tất nhiên là danh xưng Đao Đạo hào hùng Giang Sơn Khoái Thủ.

THUYỀN HOA NGUYỆT:

Ỷ La Sinh phiêu bạc trên Ngọc Dương Giang, lấy thuyền hoa làm nhà, thuyền hoa là chiếc thuyền nhỏ được trang trí hoa lệ, bên ngoài thoạt nhìn như một gian phòng nhỏ xinh đẹp, có thể du ngoạn mĩ cảnh, có thể mời khách lưu lại, Ỷ La Sinh có tài bắn cung, nên ở mũi thuyền có hai chỗ đặt cung, dùng để bắn tên. Ỷ La Sinh rất yêu mẫu đơn [ta cũng yêu nè, nhưng ta yêu mẫu đơn trên thân anh cơ =))], bởi thế nên trên thuyền thường có tranh vẽ hình hoa mẫu đơn.

Thiết kế binh khí:

GIANG SƠN DIỄM ĐAO:

Để phù hợp với Ỷ La Sinh, Diễm Đao cùng dùng màu trắng, không như cái tên đao diễm lệ, đao dùng màu ngọc trắng ôn nhu để thể hiện, hoa văn trang trí trên đao cũng sử dụng ý tưởng mẫu đơn. Đao không có vỏ, ý chỉ không bao giờ thu lưỡi [ôi anh iu kiêu quá...]. Để phù hợp sử dụng đao pháp đặc thù trong tình trạng sương mù đặc biệt, thân đao sẽ đổi màu tùy theo kịch, cho nên có bản được chế tác với màu khác.

HẮC NGUYỆT CHI LỆ (Nước mắt mặt trăng đen):

Là thiết kế duy nhất đặc biệt sử dụng màu đen cánh bướm, trên cánh bướm còn có hoa văn đôi cánh, tổ thiết kế đạo cụ quan niệm bươm bướm thường rất yêu hoa, cho nên hợp với Giang Sơn Diễm Đao mang ý tưởng hoa mẫu đơn, sẽ vô cùng phù hợp trở thành một cặp. Ngoài ra màu đen và màu trắng của Giang Sơn Khoái Thủ sẽ tương phản nhau. Điểm đặc thù là khi đao pháp được sử dụng, sương mù giăng đầy trời, nên trong kịch cũng phải chế tạo thêm một phiên bản với màu sắc khác. Hắc Nguyệt Chi Lệ chính là vào thời điểm hai người dưới ánh trăng mĩ lệ ước hẹn, tương truyền khi ánh trăng mọc vào lúc nửa đêm, mọc lên trong thời điểm gió sương, sẽ rơi giọt lệ, đôi tình nhân nếu nhận được giọt nước mắt này, sẽ được trời xanh chúc phúc.

Âm nhạc:

BẠCH Y CÔ TỬU (Thú hoa - Ỷ La Sinh)

Khúc/Biên khúc: A Luân Thu Lục Vu ( Phích lịch anh hùng âm nhạc tinh tuyển 39)

Tác phẩm năm 2012 của A Luân lão sư, khúc nhạc đặc trưng cho vai diễn, âm sắc trong veo mà tao nhã xuyên qua từng phím dây cung đàn, tạo nên bầu không khí điềm tĩnh mà ưu mĩ, giống như đặt mình vào chiếc thuyền hoa, chu du trên sông thưởng cảnh, tâm trí vui vẻ sảng khoái. Nhạc khúc được sử dụng làm đại biểu âm nhạc cho "Thú hoa Ỷ La Sinh".

TÚY HÀN GIANG (ca khúc Ý Kỳ Hành cùng Ỷ La Sinh)

Khúc: Hoang Sơn Lượng/Biên khúc: Hạo Húc/Lời: Liên Minh Trì/Trình bày: Lưu Dục Hiền, Tiểu Lâm Ngọc Trí, Thu Lục Vu. ( Phích lịch anh hùng âm nhạc tinh tuyển 40)

Ý Kỳ Hành và Ỷ La Sinh là đôi bằng hữu có cá tính hoàn toàn trái ngược, chu du trên sông, với lời bài hát, ca khúc phải đại diện cho tình bạn [hay tình êu =))~] hiếm có này, nhưng cũng phải toát ra được cả chí hướng đao kiếm, ca khúc thể hiện đầy chất phong vị võ hiệp, giai điệu cổ điển, nhạc khí đơn giản, nhưng vẫn xây dựng được cái tình hào hiệp giang hồ nồng hậu, khí khái. Ca khúc do Hoang Sơn Lượng sáng tác, Hạo Húc biên khúc, biên kịch Liên Minh Trì soạn từ và Lưu Dục Hiền cùng Tiểu Lâm Ngọc Trí biểu diễn, đã thể hiện được cái chất nghĩa hiệp sảng khoái tiêu sái bất kham, có thể gọi là TIẾU NGẠO GIANG HỒ bản Phích lịch bố đại hí [Ôi ghê nhóa hay hơn Tiêu cầm khúc 2013 nhiều ^^].

Lời:

Gió vi vu, kiếm múa cùng Trần Ngoại Cô Tiêu.

Ý Kỳ Hành cao quý trên đường xa xôi.

Sóng cuồn cuộn, ánh đao sáng lóa tuyệt đại thiên kiêu.

Ỷ La Sinh diễm lệ trong mưa phất phất.

Tình tương giao, gảy đàn nghe sáo.

Đêm nay thuyền trong mưa cô độc sang sông.

Nghĩa vô giá, nâng chén rượu rồi lại thở dài.

Nhân gian khắp nơi đều huyên náo.

Đương lúc chí lớn đội trời, tuổi trẻ hào khí son sắt xưa nay không ai bằng.

Trước mắt nghìn núi cao thăm thẳm, tịch liêu.

Quay đầu lại chỉ thấy gió mây đang cười.

Một đêm tri kỉ, nghìn chén cũng chưa thôi.

Mười năm thăng trầm, lại sẽ tiêu dao...

---------Còn 2 bài hát nữa mai thêm nốt-----------------

Thoại (chuyển ngữ 1 số chỗ thấy hay thôi, chàng nói 1 đống làm ta mặt ngu ra):

Đao, nơi ta sau khi đã giết đỏ cả mắt rồi, vốn đã mất đi sắc màu tươi đẹp. Người, nhất định dùng cả đời sám hối.

Lưỡi đao ta vốn đã nuốt trọn thắng thua, với kẻ đã nhận thua, mạng người ta cũng không muốn lấy, nhưng gặp kẻ không biết tiến lùi, giang sơn diễm đao cũng không cần phải dung tình.

Quá khứ, ta đã không còn cách nào vãn hồi, thù cùng tội, ta sao có thể làm chủ được.

Một việc có thể làm hay không, không phải là vì quyết định khiến trong lòng sảng khoái hay không, mà là ở chỗ lòng người có sự tôn trọng lẫn nhau, không hiểu tôn trọng nhau là gì, chỉ biết không ngừng tự khuyếch trương sự tồn tại bản thân, người như thế, một ngày nào đó sẽ bị xã hội bài xích.

Kẻ võ học chân chính, với việc đấu tranh, chỉ cần phân bại thắng thua thì thôi, không cần phải lấy sống chết ra phân tính.

Bước đầu tiên của kẻ học võ, là phải biết lời hứa cùng chữ tín là quan trọng, mới có thể có được cuộc đời vững chắc.

Biện pháp tốt nhất để bảo vệ huynh đệ chính là ta phải sống!

Nếu sinh mệnh chỉ còn một ngày, Ỷ La Sinh ta thà là một mình trải qua, không để bất kỳ người nào biết, bởi vì dù chỉ một ngày là huynh đệ thì cả đời phải đau xót.

Ỷ La Sinh đệ, sinh ra vào một ngày xuân diễm lệ hoa nở đầy khắp nơi, năm ấy hoa mẫu đơn đang kỳ rực rỡ toát hương thơm ngát. Năm tháng chuyển dời, chớp mắt đã đôi mươi, theo lời kêu gọi mà tụ họp cùng tu luyện, kết giao cùng Ý Kỳ Hành ta, cùng bảy người kết nghĩa, cùng học võ đạo thất tu, sớm sớm chiều chiều, hình bóng không rời, ngay cả đạo đao của ta và đệ đã ban đầu thành hình, trước mắt đã phải biệt ly. Đệ nay vì ta thương thế mà vứt bỏ tính mệnh lấy dược. toàn thân đầy máu, ngã mình trên cát. Mùa thu lá rơi rụng, an táng anh linh, huynh đệ của ta ra đi. Giang hồ sóng đục một màu áo trắng. Chân trời nơi nào bất quá cũng là đất khách. Nguyện phiêu diêu nơi dòng nước phương Đông. Đệ mang theo đi đến cuối đất trời, quên đi một đời hỗn độn, một đời đau thương. Kiếp sau, lại sẽ vô đao vào thân, vô kiếm xuyên cốt. Năm ấy tương ngộ, ta tóc mai đã bạc, đệ mười tám. (Ý Kỳ Hành tế Ỷ La Sinh)

Năm tháng trăm năm như bướm mộng, nhớ lại chuyện xưa khó lòng không than vãn. Hôm qua xuân đến, sáng nay hoa tàn. Vội phạt một chén, đêm về đèn tắt.

Giang sơn đồ nhất khoái, người không thấy máu, đao không thu lưỡi.

Đối thoại liên quan:

1-2 Đối thoại đoạn 2 bạn tâm sự trên tàu, Ý Kỳ Hành thừa nhận mình say sóng trước mặt Ỷ La Sinh (*đoạn này khá vui nhưng ta lười quá aa T_T ta hẹn nha*) + cả 2 cùng nhau đến cuộc chiến hẹn.

3-------------(Đao kiếm xuân thu chương 14)
Hồi ức Ý Kỳ Hành lúc trước cùng Ỷ La Sinh đối thoại:

Ỷ La Sinh: huynh từng nghe qua thứ tình bằng hữu tuyệt vọng nhất chưa?

Ý Kỳ Hành: chưa từng nghe qua, bởi vì đệ còn sống.

Ỷ La Sinh: Đúng vậy, chúng ta lập trường vĩnh viễn tương đồng, sẽ không có ngày huynh đệ tương tàn, cho dù người trong thiên hạ, muốn chúng ta tổn thương lẫn nhau...

Ý Kỳ Hành Ỷ La Sinh đồng loạt: Ta (đệ) cũng sẽ vì đệ (huynh) cùng người trong thiên hạ đối địch! (*cái này là us again the world nè =))*)

4-------------(Đao kiếm xuân thu chương 18)
Ỷ La Sinh: đệ mua một tá rượu, huynh chỉ uống 12 hồ mới say, thế mà, cuối cùng khiến huynh như vậy mà rưới ra đất, lãng phí một giọt cũng không còn. (*đoạn này ta sub rồi, xin mời xem sub *cười gian*)

5-------------(Đao kiếm xuân thu chương 18)
Ỷ La Sinh: đã cảm thấy đau, tức là chứng tỏ không còn mơ nữa rồi. Chúc mừng huynh cuối cùng đã tỉnh táo, cũng chúc mừng bằng hữu ngày nhớ đêm mong của huynh cuối cùng đã trở về (*há há cái này là ta cười*)

Ý Kỳ Hành: còn có thể chuyện trò vui vẻ như vậy, xem ra cái chết đối với đệ cũng không hề bị ảnh hưởng.

Ỷ La Sinh: có lẽ là tử thần tìm không ra đệ, cho nên đệ mới trở về được. Thế nào, trông thấy đệ sống lại, huynh không vui sao?

Ý Kỳ Hành: Bất quá cũng chỉ là như thế này mà thôi. Có gì phải quá vui chứ (*xạo quá bố =))*)

Ỷ La Sinh: A ha, thật lạnh lùng quá đi! Dù đệ đã dự đoán kiếm túc sẽ cảm động cộng với nước mắt rưng rưng mà phản ứng hoàn toàn bất đồng à, quả thật không quan tâm việc đệ sống lại?

Ý Kỳ Hành: hừm... (đoạn sau đánh nhau)
-------
Trời ơi cái đoạn mô tả đao kiếm thuyền, lười quáaaaaaaaa. :(( thôi để đó có gì mốt update tiếp...

6 nhận xét:

Unknown nói...

=))~ há há có nhiều đoạn buồn cười chết đi được :)) mà cái đoạn anh lấy trâm ra ấy =))~ mới đầu ta con còn tưởng anh cài trâm trên đầu cơ =))~ nhìn lần 2 mới biết anh lấy từ tai =))~ chồng nàng thật đáng sợ =))~

Bạch đại nhân nói...

*Đá* là châm trong từ kim châm chứ ko phải trâm trong từ trâm cài, bạn ko phải gái *oánh thùm thụp*

Unknown nói...

=))~ con trai ko cài trâm được à :v là tự nàng nói đấy nhá =))~

Unknown nói...

Chủ nhà ới :33 cho phép ta dẫn link pr5 em nó sang nhà ta nhé :333

Bạch đại nhân nói...

Được bạn nhé :))

Unknown nói...

chủ nhà cho mình hỏi thế rốt cuộc Ỷ là vợ nhà Ý hay vợ nhà Cẩu thế?

Đăng nhận xét